Nội thất Nam Tước - Làm đẹp không gian sống của bạn
---------------------
Trần thả là loại trần có khung được lắp sẵn và các tấm thạch cao được gác (thả) vào phần khung xương. Sau khi thi công hoàn thiện thì vẫn nhìn thấy phần khung xương trần nâng đỡ và toàn bộ của một mặt của tấm thạch cao.
Tại Nội thất Nam Tước trần thạch cao thả được lắp khung xương thường hoặc khung xương Vĩnh Tường với tấm thạch cao thường hoặc phủ nhựa PVC có kích thước 60x60cm hoặc 60x120cm. Nổi bật các tính ưu việt với thời gian lắp đặt ngắn, dễ dàng sửa chữa thay thế mà trần thạch cao thả (trần nổi) được sử dụng nhiều ở các công trình có kích thước lớn như văn phòng, siêu thị, trung tâm thương mại… B dao động từ 115.000-135.000đ/m2 tùy thuộc vào diện tích thi công, loại khung xương và loại tấm thạch cao thả.
Các bước thi công trần thạch cao thả
Bước 1: Xác định vị trí và lắp đặt thanh viền tường
Xác định cao độ treo trần và đánh dấu vị trí của thanh viền tường trên tường chu vi
Liên kết thanh viền tường vào các bị trí đã đánh dấu sẵn trên tường bằng liên kết thích hợp, khoảng cách liên kết tối đa 300mm.
Bước 2: Xác định vị trí và lắp bộ ty treo
Gắn pát thép lên kết cấu trần
Khoảng cách từ tường đến điểm treo đầu tiên: 600mm
Khoảng cách giữa 2 thanh T chính: 1200/1220mm
Khoảng cách giữa hai điểm treo dọc thanh T chính: 1000mm
Kiểm tra cao độ khoảng hở trần
Đo cắt thanh thép để tạo bộ ty treo phù hợp với khoảng hở trần
Thanh thép treo được uốn móc một đầu và nối với thanh móc treo qua tăng-đơ thép để tạo bộ ty treo
Bước 3: Lắp đặt thanh T chính vào bộ ty treo
Gắn bộ ty treo vào từng bị trí pát thép
Lắp đặt thanh T chính vào bộ ty treo
Bước 4: Lắp đặt các thanh phụ vào thanh T chính
Lắp thanh T 1200/1220 vào thanh T chính
Tạo ô lưới trần 600x600 / 610x610 bằng cách gắn các thanh T 600/610mm vào các thanh T 1200/ 1220mm
Kiểm tra và điều chỉnh tăng đơ thép để căn chỉnh độ phẳng bề mặt khung xương trước khi thả tấm
Bước 5: Thả tấm vào các ô lưới trần
Nếu dùng tấm có hoa văn nên để ý để không bị lệch hoa văn và mang bao tay sạch để tráng làm bẩn tấm trần
Ưu nhược điểm của trần thả (trần nổi)
Ưu điểm:
- Trần thạch cao tấm thả (trần nổi) được làm từ các tấm thạch cao trắng, thạch cao sợi khoáng hoặc được phủ PVC có tính thẩm mỹ cao, có khả năng cách nhiệt tốt, có những loại thạch cao có thể cách âm, chống cháy với khả năng không bắt lửa, chịu được nhiệt độ cao không sinh ra khói độc gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Khi có sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, trần thạch cao tấm thả hạn chế bị co hoặc bị võng sau một thời gian dài sử dụng.
- Quá trình thi công không quá phức tạp, thời gian thi công ngắn và rất tiện lợi trong việc sửa chữa, thay thế tấm thạch cao bị hỏng. Đồng thời loại trần này có thể dễ dàng thi công, lắp đặt đường dây điện, hệ thống thông gió.
- Giá trần thạch cao thả khá rẻ nhưng đảm bảo yêu cầu bền, đẹp cho công trình và là sự lựa chọn của rất nhiều người.
Nhược điểm của trần thạch cao thả:
- Trần thạch cao thả được sử dụng những tấm thạch cao có kích thước cố định kèm khung xương nên việc thay đổi kích thước, mẫu mã tấm thạch cao rất khó khăn.
- Các tấm thạch cao của trần thả có kích thước nhỏ nên dễ gây cảm giác không gian bị chia cắt và loại trần này không dùng cho các công trình có không gian nhỏ mà thường được áp dụng cho các công trình có không gian lớn.
- Trần thạch cao thả hạn chế trong trang trí, không phù hợp với công trình đòi hỏi trần nhà có tính thẩm mỹ cao.
Các loại trần thả phổ biến hiện nay được chia thành 2 loại chính: trần thạch cao phủ nhựa PVC và thạch cao sợi khoáng.
- Tấm thả phủ PVC chống bám bụi bẩn, bền hơn so với thạch cao thông thường và chống thấm tốt.
- Tấm thả sợi khoáng có trọng lượng nhẹ hơn so với thạch cao thông thường, bề mặt xốp giúp tiêu âm đồng thời có khả năng cách nhiệt tốt.
- Giá trần thạch cao tấm thả sợi khoáng thường cao hơn tấm thả phủ PVC và dùng cho các công trình cao cấp hơn.
|