Ngày nay, với nhu cầu về nhà ở và phát triển cuộc sống, thị trường bất động sản ngày càng nhộn nhịp kéo theo sự phát triển của ngành xây dựng. Trong các vật liệu dùng cho các công trình thì tấm thạch cao là loại vật liệu ngày càng phổ biến và được tin dùng bởi các nhà thầu bởi nhiều tính năng vượt trội hơn so với chất liệu gạch nung truyền thống.
Nhằm nâng cao hiểu biết về thạch cao cho khách hàng, quý khách có thể yên tâm lựa chọn sản phẩm thạch cao của Chúng tôi, thông qua bài viết sau đây, chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn về các ưu điểm của thạch cao mang đến cho công trình xây dựng.
Thạch Cao là gì?
Thạch cao - một loại đá tự nhiên có tên khoa học là Calcium Dihydrate, có công thức hóa học CaSO4.2H2O gọi là khoáng thạch cao. Trong đó, 79.1% Calcium Sunfat và 20.9% còn lại là nước. Khi mang đi nung ở nhiệt độ 150°C ta sẽ thu được thạch cao khan, chứa 79.0%.
Thạch cao khan đem nghiền thành bột, nếu trộn bột này với nước thành vữa thạch cao. Sau đó, đem vữa thạch cao ở trạng thái tươi đi đổ khuôn, đợi ninh kết (sản phẩm thủy hóa lại là CaSO4.2H2O và một phần chưa thủy hóa vẫn là CaSO4.0,5H2O) sẽ nhận được vật liệu màu trắng có cường độ và độ ổn định nhất định (tên của dạng vật liệu cuối cùng nhận được này thường được gọi một cách đơn giản là "thạch cao" hay khuôn thạch cao).
Bột thạch cao khan được dùng trong công nghiệp xi măng, tấm thạch cao, gạch men, giấy, kỹ thuật đúc tượng, bó bột. Thạch cao không độc và không gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Hầu hết thạch cao đều ở dạng mỏ ngầm, có thể tái chế 100%.
Vữa, bột thạch cao được sử dụng làm vật liệu trám cho gạch men, kim tự tháp,… hoặc cấu tạo nên xi măng. Ngoài ra, chúng còn được ứng dụng trong mỹ thuật như đúc tượng, phù điêu,… trang trí nội thất.Ứng dụng của Thạch Cao trong xây dựng
Tấm thạch cao - một trong những vật liệu phổ biến dùng để làm trần hoặc tường nội thất trong xây dựng gia dụng và thương mại. Vật liệu này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xây dựng dân dụng và công nghiệp do có đặc tính:
- Vật liệu nhẹ, không nung đáp ứng yêu cầu về thiết kế “xanh”.
- Thi công nhanh chóng và dễ dàng.
- Không làm phát sinh chất độc hại, tổn hại đối với sức khỏe.
- Mang đến các tính năng hệ thống như cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chịu va đập.
- Tính linh hoạt cao trong thiết kế, dễ dàng trang trí với sơn, giấy dán tường...
Tấm thạch cao Gyproc
Vì vậy, phân loại tấm thạch cao để sử dụng đúng tính năng hệ thống cho từng mục đích làm trần, làm tường sẽ mang lại hiệu quả cao – nâng tầm chất lượng không gian sống cho ngôi nhà của bạn.
Tấm Thạch Cao ứng dụng làm tường ngăn nội thất
Tường thạch cao được cấu tạo bởi hệ khung xương và tấm thạch cao có tác dụng phân chia không gian và trang trí nội thất.
Tường thạch cao
Tường thạch cao có những ưu điểm như:
- Vật liệu nhẹ, bền, dễ thi công lắp đặt và sửa chữa khi có nhu cầu.
- Vách thạch cao có tác dụng cách nhiệt, cách âm, chịu ẩm tốt.
- Sử dụng hệ vách ngăn thạch cao có thể lắp đặt, thi công tối ưu hóa hệ thống dây cáp, dây điện bên trong vách thạch cao, giải quyết vấn đề thẩm mỹ và thông thoáng cho công trình thi công, đặc biệt là các văn phòng làm việc, khách sạn…
- Đa dạng mẫu mã, tính thẩm mỹ cao.
Tấm Thạch Cao ứng dụng làm trần trang trí
Trần thạch cao gồm hệ khung xương và tấm thạch cao. Bên cạnh đó, trần thạch cao được chia làm 2 loại chính là trần chìm và trần nổi.
Hệ trần tường thạch cao
- Trần chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, chúng ta không thể nhìn thấy các khung xương này.
- Trần nổi là loại trần được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài, thường được ứng dụng để che các chi tiết kỹ thuật như đường dây điện, ống nước,... dưới trần bê tông hoặc mái tôn, mái ngói.
Trần thạch cao có ưu điểm là dễ thi công, bề mặt láng mịn, dễ trang trí thêm các chi tiết như hệ thống dạ đèn, cắt xén tạo hình,... Ngoài ra, trần thạch cao nổi còn có ưu điểm là sửa chữa dễ dàng, chỉ cần tháo rời và thay thế tấm thạch cao bị hỏng.
Ưu điểm chung của Tấm Thạch Cao
1. Tấm Thạch Cao có trọng lượng nhẹ
So với tường gạch truyền thống, tường thạch cao có trọng lượng thấp hơn đến 7-10 lần, không những làm giảm tổng tải trọng công trình, hạn chế sức nặng lên nền móng mà từ đó còn làm giảm chi phí cho phần nền móng của công trình. Vì vậy, tấm thạch cao được thợ thi công thường gọi là Tấm tường bê tông nhẹ.
2. Thi công dễ dàng
Trần hay tường thạch cao được cấu thành từ những tấm thạch cao. Vì thế, sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống khung xương, thợ thi công có thể tiến hành lắp các tấm này vào khung xương. Mỗi tấm thạch cao có kích thước trung bình khoảng 1220x2440 mm, lớn hơn rất nhiều so với 1 viên gạch, cho nên thời gian để hoàn thành 1 khoảng diện tích tường hay trần được tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc dùng gạch nung truyền thống.
Bên cạnh đó, khi chủ nhà muốn sửa chữa hay thay đổi cấu trúc phòng cũng dễ dàng hơn và không cần phải đập đi tường gạch nặng nề.
3. Tích hợp khả năng cách âm – chống nóng – chống cháy – chống ẩm
Dù là xu hướng xây dựng căn hộ nhà chung cư hay nhà phố thì khả năng cách âm là một trong những yếu tố được quan tâm để đảm bảo sự yêu tĩnh và riêng tư. Tường thạch cao Gypwall QUEIT DW6 được làm từ tấm thạch cao có thể đạt hiệu quả cách âm lên đến 58dB, tốt hơn 2-3 lần so với tường gạch truyền thống chỉ ở mức 20-30dB.
Tường thạch cao với lớp bông thủy tinh có giấy bạc có thể làm giảm nhiệt độ lên đến 8 độ C, làm giảm nhiệt năng hao phí của các thiết bị làm mát, từ đó giúp tiết kiệm chi phí điện hàng tháng.
Mẫu thạch cao
Tường thạch cao Gypwall QUIET có khả năng chống cháy lên đến 2 giờ, làm giảm thiệt hại về người và tài sản trong trường hợp xảy ra cháy.
Với những không gian có độ ẩm cao như phòng tắm, nhà bếp, phòng giặt,… thì tấm thạch cao chịu ẩm, kết hợp cùng keo chống thấm Weber sẽ là giải pháp hoàn hảo để hạn chế những hư hỏng do hơi ẩm gây nên.
4. Đảm bảo tính thẩm mỹ
Với đặc tính dễ dàng cắt xén, uốn cong, tạo khối, từ đó dễ dàng tạo ra những kiểu dáng đa dạng phù hợp với gu thẩm mỹ của mỗi người. Bên cạnh đó, bề mặt nhẵn của tấm thạch cao tạo nên sự dễ dàng trong việc sơn phết, vẽ hình hay dùng giấy dán tường.
5. Lắp đặt đa dạng các loại trần Thạch Cao
Với vật liệu là tấm thạch cao Gyproc và hệ khung xương Vĩnh Tường chúng ta có thể lắp đặt hệ trần thạch cao chìm hoặc trần nổi, đa dạng nhiều kiểu dáng thiết kế, đáp ứng mọi nhu cầu của chủ căn hộ.
Trần chìm có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Trần chìm được cấu tạo bởi hệ khung xương bên trên và tấm phủ bên dưới, tấm được liên kết với khung xương bằng vit và được sơn bả phủ bề mặt. Trần chìm có ưu điểm là tính đa dạng trong thiết kế, kiểu dang, đa dạng trong tính năng sử dụng, đa dạng với không gian sử dụng... và thẩm mỹ cao nhờ được sơn bả hoàn thiện bề mặt.
Trần nổi hay còn gọi là trần thả, trần chia ô, trần khung nổi..v..v.. được tạo nên bởi hệ khung xương có mặt cắt hình chữ T lộn ngược và các tấm thạch cao phủ nhựa PVC trắng, kích thước 60x60cm hoặc 16cmx120cm. Trần nổi được lắp đặt, vận chuyển tương đối cơ động nhờ các cấu kiện đều có kích thước nhỏ. Sản phẩm trần nổi khi hoàn thiện thường có những về khung tôn được chia ô đều đặn và không phải sơn bả.
6. Giá cả hợp lý
Trần thạch cao là một giải pháp tiết kiệm cho mọi công trình.
Như vậy, sử dụng tấm thạch cao nói chung và tấm thạch cao Gyproc nói riêng, không chỉ là một giải pháp để phân chia không gian hay làm trần, mà một công trình được lắp đặt từ tấm thạch cao còn có tích hợp nhiều ưu điểm vô cùng vượt trội so với tường gạch truyền thống, mang lại một cuộc sống đạt chất lượng cho gia chủ.
Mọi thắc mắc về sản phẩm, vui lòng liên hệ:
- Khi cần hướng dẫn kỹ thuật thi công, tư vấn kỹ thuật công trình:0968.088.823
- Email chăm sóc khách hàng: noithatnamtuoc@gmail.com