Trần thạch cao là gì?
Chúng ta thường nghe nhắc nhiều về trần thạch cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được chúng là gì? Có những loại trần thạch cao nào? Ưu điểm của chúng ra sao?
Cụ thể, trần thạch cao bao gồm khung xương, tấm thạch cao, lớp sơn bả. Tất cả mang tới một kết cấu vững chắc, đẹp thẩm mỹ cho không gian.
Phân loại trần thạch cao
Tùy theo từng cách phân chia khác nhau, trần thạch cao được chia thành nhiều loại. Tuy nhiên, các cách phân chia khác không nói lên được đặc tính nổi bật nhất. Vì vậy, tùy vào phong cách thiết kế nội thất phòng bếp để lựa chọn loại trần phù hợp nhất.
Trần thạch cao nổi phòng bếp
Đối với trần thạch cao nổi, người ta dễ dàng nhận biết bởi khung nổi trên nền trần. Ngay sau khi các công nhân thi công trần thạch cao hoàn thiện, bạn sẽ nhìn thấy một phần xương trần. Nghĩa là tấm trần được gác lên khung xương.
Ngoài ra, trong các thiết kế trần thạch cao. Sau khi thợ thi công xong phần khung xương sẽ đặt thả cho tấm thạch cao nằm ngay ngắn trên khung. Các thiết kế này còn được gọi với cái tên trần thả.
Trần thạch cao chìm phòng bếp
Đây là mẫu thiết kế tương đối phổ biến trong nhiều không gian khác nhau. Chúng là loại trần có cấu tạo khung xương ẩn trong các tấm thạch cao. Chúng mang đến cảm giác đơn giản, tương tự các loại trần bê tông thông thường. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của loại trần thạch cao chìm cho không gian là không thể phủ nhận.
Trần thạch cao phòng bếp dạng chìm được chia làm 2 loại, đó là trần phẳng và trần giật cấp.
Trần thạch cao phẳng
Loại hình trần này có bề mặt phẳng, nhận biết dễ dàng. Cấu tạo từ hệ thống khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.
+ Xét về ưu điểm: Mẫu trần thạch cao phòng bếp chìm, dạng phẳng có quá trình thi công rất đơn giản. Tối ưu hóa đường nét, chi tiết nhằm mang đến sự thoải mái, rộng rãi cho căn hộ. Các thiết kế này được áp dụng rất nhiều trong các chung cư hiện đại, nhà ở hiện đại.
+ Xét về nhược điểm: Đương nhiên sự hạn chế về mẫu mã chính là nhược điểm phải kể đến đầu tiên của trần vách thạch cao phòng bếp. Ngoài ra, các thiết kế này dễ lộ ra nhiều khuyết điểm về thẩm mỹ. Thậm chí mang đến sự thô kệch nếu quá trình thi công của công nhân có vấn đề.
Trần thạch cao giật cấp
Loại trần này được hiểu đơn giản là sự giật xuống từng bậc một, mang đến giá trị thẩm mỹ và sự mới lạ. Chúng không quá đơn giản nhưng lại không quá phức tạp. Vì thế mà được rất nhiều gia chủ ưa thích lựa chọn.
+ Xét về ưu điểm: Trần giật cấp mang đến tính thẩm mỹ cao, tăng sự sang trọng và hiện đại cho căn hộ. Chúng có thể dễ dàng mang đến cho mọi không gian phòng bếp khác nhau một vẻ đẹp không thể trộn lẫn.
+ Xét về nhược điểm: Loại hình trần giật cấp thi công phức tạp hơn trần nổi hay trần phẳng. Đặc biệt là khi hư hại, bạn phải sửa lại toàn bộ thiết kế của mình. Điều này mang đến sự phiền toái cho nhiều gia đình.
Tuy nhiên, với những gì mà loại hình trần giật cấp phòng bếp mang lại cho không gian. Chắc chắn đây sẽ là sự lựa chọn tương đối hoàn hảo cho gia chủ.
Mỗi loại trần thạch cao cho phòng bếp đều có những đặc trưng riêng. Đó chính là lý do bạn cần cân nhắc lựa chọn phù hợp nhất. Đừng quên tham khảo báo giá thiết kế thi công nội thất chung cư, bao gồm cả hạng mục trần thạch cao để có thể lựa chọn giải pháp tốt nhất cho công trình của mình.
|